Chỉ Số Dow Jones Theo Thời Gian Thực

Friday, September 4, 2020

Đánh giá sàn PrimeXBT mới nhất 2020 | Prime XBT Review

 

Tổng quan sàn và thông tin pháp lý

Prime XBT (www.primexbt.com)là một sàn giao dịch tiền điện tử đến từ Seychelles, ra mắt thị trường từ năm 2018, một sàn giao dịch rất trẻ nhưng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới, bằng chứng là chỉ mới hơn 1 năm hoạt động, Prime XBT đã phục vụ cho khách hàng tại hơn 150 quốc gia. Khối lượng giao dịch trung bình 24h của Prime XBT đạt hơn 300 triệu USD, một con số khá ấn tượng.




Là một sàn giao dịch tiền điện tử, nhưng Prime XBT cũng cho phép nhà đầu tư giao dịch forex và CFDs các loại hàng hóa như kim loại, năng lượng và cả chỉ số. Chính vì thế nhiều khi chúng ta không phân loại được đây là một sàn forex hay là một sàn giao dịch tiền điện tử.

Một điểm đặc biệt để sàn này thu hút rất nhiều nhà đầu tư, đó là cho phép giao dịch tiền điện tử với đòn bẩy lên đến 1:100, một tỷ lệ rất lớn trên thị trường tiền mã hóa.

Về mặt pháp lý, Prime XBT chưa được cấp phép bởi bất kỳ cơ quan quản lý uy tín nào nhưng Prime XBT rất chú trọng vào vấn đề bảo mật và an toàn cho tài khoản của khách hàng, chính vì thế mà từ khi hoạt động đến nay, Prime XBT chưa từng bị hack và bị tố cáo lừa đảo, tuy nhiên không phải vì thế mà nhà đầu tư được phép chủ quan, vấn đề an toàn vẫn phải được chú trọng hàng đầu.

MỞ TÀI KHOẢN PRIMEXBT MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY



Tính bảo mật

Cũng giống như những sàn giao dịch tiền điện tử khác, Prime XBT cũng áp dụng các hình thức bảo mật để đảm bảo an toàn cho tài khoản của khách hàng, cụ thể là áp dụng một số các hình thức bảo mật như:

  • Xác thực 2 yếu tố 2FA: là hình thức bảo mật cho tài khoản trực tuyến của người dùng. Với công cụ bảo mật này, người khác chỉ có thể đăng nhập vào tài khoản của bạn khi họ có được mật khẩu và điện thoại cá nhân của bạn. Tức là, tài khoản trực tuyến chỉ được đăng nhập khi có mật khẩu và một mã xác thực được gửi đến điện thoại thông qua ứng dụng Google Authenticator. Đây là một hình thức bảo mật khá an toàn
  • Prime XBT lưu trữ phần lớn tài sản của khách hàng trong các ví lạnh ngoại tuyến. Việc chuyển tài sản từ ví lạnh sang ví nóng cũng được thực hiện thủ công và có sự phối hợp của nhiều nhân viên.
  • Withdraw whitelist: cho phép người dùng liệt kê các địa chỉ ví của mình để rút tiền, tránh trường hợp kẻ gian rút tiền về ví khác.
  • Xác thực qua Email nếu thực hiện nạp/rút coin hoặc mua coin

Dù sàn có nhiều biện pháp bảo mật đi chăng nữa thì tất cả cũng phụ thuộc vào chính người dùng, bảo quản các thông tin đăng nhập, không bị tiết lộ ra ngoài, nếu không mọi hình thức bảo mật của sàn cũng đều trở nên vô nghĩa.

Các thị trường được giao dịch

  • Thị trường tiền điện tử

Tuy là một sàn tiền điện tử những số lượng các loại coin được giao dịch lại ít hơn nhiều so với thị trường forex và CFDs

Tiền điện tử được Prime XBT chia ra làm 2 thị trường: thị trường Bitcoin và thị trường tiền pháp định USD. Tại thị trường BTC, chỉ có 4 loại coin được giao dịch, đó là ETH, LTC, XRP và EOS. Thị trường USD được giao dịch 5 loại coin bao gồm các loại phổ biến và có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường BTC, ETH, LTC, XRP và EOS. Trong khi các sàn hiện nay như Binance hay Poloniex cho phép giao dịch hàng trăm loại coin/token thì Prime XBT chỉ cho phép giao dịch 5 loại, một số lượng rất ít.

  • Thị trường forex và CFDs

Tại thị trường forex, sàn này cung cấp 18 cặp tiền bao gồm các cặp tiền chính và cặp tiền chéo, một số cặp tiền cơ bản như EUR/USD, USD/JPY, USD/CHF, NZD/USD, GBP/USD…

Thị trường CFDs cho phép giao dịch kim loại (vàng, bạc), năng lượng (dầu Brent, dầu Crude, khí gas tự nhiên) và 7 chỉ số chứng khoán nổi tiếng trên thị trường (GER30, SP500, NASDAQ, HK-HSI, AUS200, Japan và UK100)

Giao Diện Hiện Đại Của Nền Tảng PrimeXBT

Phí giao dịch và điều kiện giao dịch

  • Phí giao dịch

Prime XBT là một sàn giao dịch có mức phí khá thấp trên thị trường, đây cũng là một lý do nữa mà sàn này thu hút rất nhiều nhà đầu tư dù còn rất trẻ. Phí giao dịch được áp dụng cho mỗi thị trường cũng như mỗi sản phẩm giao dịch là khác nhau.

Thông thường, các sàn giao dịch tiền điện tử phân loại phí giao dịch theo lệnh maker hoặc taker, nhưng tại Prime XBT, phí giao dịch tính chung cho tất cả các lệnh. Ngoài ra, Prime XBT còn áp dụng phí qua đêm cho tất cả các giao dịch

Phí Giao Dịch PrimeXBT

  • Điều kiện giao dịch:

Prime XBT quy định về khối lượng giao dịch tối thiểu và tối đa đối với từng loại sản phẩm

Quy Định Giao Dịch Tối Thiểu PrimeXBT

Tỷ lệ đòn bẩy

  • Thị trường tiền điện tử

Như đã nói lúc mở đầu bài viết, Prime XBT cho phép nhà đầu tư giao dịch ký quỹ tiền điện tử với tỷ lệ đòn bẩy lên đến 1:100, tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào lượng tiền có trong tài khoản, lượng tiền càng lớn thì tỷ lệ đòn bẩy tối đa được sử dụng càng nhỏ, và sự lệ thuộc này là khác nhau đối với mỗi loại coin.

Tỷ lệ đòn bẩy tối đa được sử dụng phụ thuộc vào lượng tiền trong ví đối với BTC, các loại coin còn lại, các bạn có thể xem tại website của sàn.

Lưu ý: giao dịch Margin tại Prime XBT khác với các sàn khác ở chỗ, tại Prime XBT khoản tiền mà nhà đầu tư được vay mượn đến từ sàn và không phải trả bất kỳ khoản lãi suất nào còn các sàn khác, khoản tiền vay mượn đến từ những người có tài sản nhàn rỗi trên sàn, nhà đầu tư giao dịch Margin phải trả lại tiền gốc và cộng thêm lãi suất cho người cho vay.

  • Thị trường forex và CFDs

Đối với forex, tỷ lệ đòn bẩy tối đa được sử dụng là 1:1000, đây cũng là một tỷ lệ rất cao, cao hơn cả nhiều sàn forex trên thị trường.

Tỉ lệ đòn bẩy tối đa PrimeXBT

Các tài sản giao dịch dưới các CFDs như năng lượng và chỉ số thì tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:100, riêng kim loại thì 1:500

Nền tảng giao dịch

Prime XBT cung cấp nền tảng trên web và ứng dụng trên điện thoại, hỗ trợ cả hệ điều hành iOS lẫn Androi. Nền tảng web được đa số các trader lựa chọn vì tính năng phân tích biểu đồ được phát huy một cách tối ưu nhất.

Tại thời điểm chúng tôi thực hiện bài đánh giá này, các chuyên gia của sàn đang cập nhật lại tính năng Sổ lệnh trên nền tảng, điều này được minh chứng khi nền tảng giao dịch tiền điện tử không có Sổ lệnh, chúng tôi đã liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của sàn và nhận được phản hồi rất nhanh và nhiệt tình, đây cũng là một điểm cộng rất lớn cho sàn

Tuy nhiên, mọi giao dịch vẫn được diễn ra bình thường, đối với thị trường tiền điện tử, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch bằng các loại lệnh được cung cấp trên sàn mà không cần Sổ lệnh.

Giao diện của nền tảng web rất dễ sử dụng, có thể thêm hoặc bỏ các Widgets tùy ý. Nền tảng web tại Prime XBT vừa cung cấp các chức năng thực hiện giao dịch, vừa có thể quản lý tài khoản, cài đặt bảo mật và thực hiện nạp/rút tiền.

Một số tính năng trên biểu đồ

  • 10 khung thời gian, 3 loại biểu đồ giá
  • 90 chỉ báo kỹ thuật và 13 công cụ vẽ hỗ trợ phân tích biểu đồ
  • Chức năng cài đặt giao diện, màu sắc cho biểu đồ
  • Có một nhược điểm là không có chức năng xem biểu đồ toàn màn hình

Prime XBT còn hỗ trợ một số tính năng phục vụ giao dịch như

  • Giao dịch one-click và double-click
  • Cung cấp 4 loại lệnh: Market, Limit, Stop và OCO, trong đó OCO là sự kết hợp giữa lệnh Limit và Stop-Limit, khi một trong 2 lệnh được thực hiện thì lệnh còn lại sẽ bị hủy
Đặt Lệnh Market

Spread trong giao dịch forex: những nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch forex sẽ phải lưu ý đến mức chênh lệch giá mua và bán (spread) của các cặp ngoại hối vì đây là một loại phí thứ 2 mà nhà đầu tư sẽ trả cho sàn giao dịch (loại thứ nhất là phí giao dịch). Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng vì Prime XBT cung cấp các cặp forex với mức spread rất thấp do tính thanh khoản tại sàn cao (12 nhà cung cấp thanh khoản), cặp EUR/USD có spread thấp nhất là 0.1 pips, các cặp còn lại có spread từ 0.2 pips đến 0.7 pips

Thời gian xử lý lệnh tại sàn rất nhanh, nền tảng hoạt động rất trơn tru, dễ dàng chuyển từ tab này qua tab kia mà không bị đứng hay chậm trễ (tất nhiên là còn phụ thuộc vào đường truyền internet của máy tính), nhưng trong điều kiện bình thường thì tốc độ xử lý trên nền tảng web này khá tốt.

Nạp/rút tiền

Prime XBT chỉ cho phép nạp BTC vào ví và sàn sẽ tự quy đổi sang các loại coin hoặc tiền pháp định khác khi giao dịch. Khi rút tiền thì cũng chỉ được rút BTC vào ví của nhà đầu tư.

Prime XBT cho phép nhà đầu tư nạp BTC vào ví theo 2 hình thức, một là nạp trực tiếp từ một ví đã có sẵn trên một nền tảng khác, hai là mua BTC thanh toán bằng thẻ Visa/Master cards thông qua kênh Simplex

  • Nạp trực tiếp từ ví trên một nền tảng khác: lượng nạp tối thiểu là 0.001 BTC và không mất phí nạp
  • Mua BTC từ Simplex: lượng mua tối thiểu cho lần mua đầu tiên được quy đổi sang USD là 50$, tối đa là 20,000$/ngày. Nếu thanh toán bằng USD thì Simplex sẽ tính phí 5% (tối thiểu là 10$), nếu thanh toán bằng các đồng coin khác thì thêm phí chuyển đổi 5% nữa.

Lưu ý: lệnh rút BTC được thực hiện trước 12h UTC sẽ được xử lý trong ngày, sau 12h UTC sẽ chuyển sang ngày làm việc kế tiếp. Phí rút BTC là 0.0005 BTC/1 lần rút.

Image for post
Giao Diện Rút Tiền PrimeXBT

Ưu/nhược điểm

Ưu điểm

  • Bảo mật cao, chưa từng bị hack
  • Hỗ trợ giao dịch forex và CFDs
  • Giao dịch ký quỹ tiền điện tử với tỷ lệ đòn bẩy cao
  • Phí giao dịch thấp
  • Giao dịch forex với spread thấp
  • Hỗ trợ đa nền tảng, hoạt động trơn tru, xử lý lệnh nhanh
  • Hỗ trợ mua BTC bằng thẻ Visa/Master cards
  • Dịch vụ hỗ trợ 24/7, nhanh chóng và nhiệt tình

Nhược điểm

  • Hạn chế số lượng các loại tiền điện tử được giao dịch
  • Nền tảng đang trong quá trình nâng cấp nên bị hạn chế một số tính năng
  • Không hỗ trợ tiếng Việt

Nhìn chung, các điều kiện giao dịch tại Prime XBT khá ổn, cung cấp đa dạng các sản phẩm giao dịch, đặc biệt là có thể đầu tư BTC với đòn bẩy cao, đây là một điểm thu hút rất đông nhà đầu tư đến với sàn. Hơn nữa, Prime XBT còn có các chương trình liên kết với hoa hồng hấp dẫn, đây sẽ là chiến lược giúp sàn này ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia mở tài khoản và giao dịch tại sàn. Mặc dù về tính pháp lý không có gì là đảm bảo cho sự an toàn của nhà đầu tư trong tương lai, nhưng với lĩnh vực đầy rủi ro như thị trường tiền điện tử thì để tìm kiếm một sàn thật sự uy tín và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng là một việc khó, quan trọng là khi rủi ro xảy ra, sàn đó giải quyết bồi thường cho khách hàng như thế nào, vấn đề này thì lại chưa được kiểm chứng tại Prime XBT, nhưng với các biện pháp bảo mật và an toàn cho tài khoản mà sàn áp dụng và một quá khứ chưa từng bị hack thì nhà đầu tư vẫn có thể an tâm phần nào khi quyết định giao dịch tại sàn.

Đăng Ký Mở Tài Khoản Giao Dịch Tại PrimeXBT tại: https://primexbt.com

Image for post

Monday, April 8, 2019

Kinh Nghiệm Chứng Khoán Thực Chiến Vietcurrency 5

Hầu hết các chỉ số TA indicators đều vấp phải một lỗi lầm. Đó là TIME-LAG. Cho nên không thể xài nó để đo bottom TRỪ KHI CÁI BOTTOM đó là một PROCESS. Vì là một process cho nên nó có thời gian. Thời gian nhiều thì nó cho phép các chỉ số đó bắt kịp giá hiện tại. Để rồi từ đó người ta mới kiếm divergence (-/+) v.vv.... Ngược lại, nếu cái bottom đó là a strong reversal thì indicators không chính xác. Đó là tại sao traders không xài indicator cho việc TIMING. Timing thường xài CYCLE ANALYSIS hoặc ELLIOT WAVE. Tuy nhiên, Elliot wave vẫn còn trong giai đoạn mù mờ (đối với tôi thui) cho nên tôi xài VOLATILITY và Candlestick formation. Các chỉ số trending mà anh nói (DI, DMI, v....v) chỉ xài khi trend đang mạnh. Và trend thì tùy thuộc rất nhiều vào MEASURED MOVE. Measure move là một ước tính của trend sau khi break out/down. Đó là tại sao trong trường hợp VNI của 3 ngày qua, bác nào dựa vào indicator sẽ không chính xác lắm. Nhất là các loại như MACD, hay DMI, DI. Reversal formations thường được phát hiện bởi FORMATION, chứ không phải bởi indicators. 

THE LENGTH OF THE BASE = THE HEIGHT OF THE MOVE

Anyway, trở lại câu chuyện xưa. Tôi vốn là dân Pre-med xuất thân. Gạo bài là nghề của tôi mà. Quyển sách đó tôi đọc nát, highlight lung tung. Nên khi lão kêu tôi đố là tôi chơi tới bến luôn. Tôi lôi các khúc khó nhất, các câu châm ngôn của sách ra. Chẵn hạn câu mà tôi đã dạy các bác tại đây: THE LENGTH OF THE BASE = THE HEIGHT OF THE MOVE. Sách nói thế nhưng ai CHỨNG MINH được, và TẠI SAO? Yeah....this is good stuffs, man. Lão chứng minh câu nói đó tại sao...và tại sao. Nghe phê bạo. Chưa hết, tôi quăng thêm vài câu nữa, lão chỉ phất tay cái là xong. Không những lão phân tích câu nói đó cho tôi hiểu, lão còn dẫn chứng nó từ đâu ra, và TẠI SAO. Tôi ngồi im thin thít nghe. Đến chừng thấy tôi phục, lão mới chỉ một bức tranh trên tường có hình giòng sông Hudson chảy ngang qua New York. Lão hỏi: Dòng nước trên sông đó UỐN THEO THẾ ĐẤT, HAY LÀ THẾ ĐẤT UỐN THEO DÒNG NƯỚC? Trước khi tôi ven vét trả lời, lão cảnh cáo, nên suy nghĩ kỷ (think twice, young man). Hiện tượng sông nước đó, theo lời lão, là sự kết hợp của T/A & F/A. Xong câu nói đó lão bước ra khỏi văn phòng tôi và đi một mạch không ngoãnh lại. Lão đi rồi nửa tiếng sau tôi mới nhớ là chưa biết tên. Tới giờ tôi chưa thấy cao nhân viết sách nào viết nổi những lời lão dạy tôi lúc trước. Phải đợi gần 10 năm sau (2003) tôi mới hiểu câu nói của lão khi vô tình đọc một bài research của chú PhD của the FED viết về hiện tượng giao động trong giá (price).   

    Anh khoan hãy nghĩ đến chuyện ride the trend all the way. Cái đó là tuyệt chiêu rất ít ai làm được CONSISTENTLY. Lâu lâu lady luck thương tình thì cho ăn trọn or gần hết cái trend. Chứ bình thường thì ăn 1/2 là mai lém rồi. Trong trading trước hết hay nghĩ đến CONSISTENCY. Sau đó mới nghĩ đến profit. Consistency là nếu anh có ăn được thì ráng ăn hoài. Ít cũng được, nhiều càng tốt. Nói như thế không có nghĩa là anh KHÔNG THUA, mà là anh thua ít hơn anh thắng. Chẵn hạn anh anh 500, nhưng sau đó trả lại 200. Nếu được HOÀI NHƯ THẾ, Bill Gate cũng còn nghèo hơn anh.   

Hồi đó tôi đi training có người dạy tôi thế này. Bây giờ tôi chia sẻ lại cho các anh. Chiêu này rất đơn giản nhưng huyền diệu lém, vì anh KHÔNG BAO GIỜ đứt vốn. Yup...(you read that right....You never go bankrupt...., only poorer thui). Đó là cứ mỗi lần anh trade, anh bỏ vô cái trade đó 10%. Cứ thế mà anh trade. Sát xuất SỐNG CÒN rất cao. Xin lưu ý hai chữ sống còn. Tôi nói là sống còn chứ không có thắng. Và khi anh có cơ hội sống còn thì mới nói chuyện thắng thua được. Cho nên thí dụ account anh có 10K. Anh chấp nhận ăn thua 1K/trade. Nếu anh thua mất 1K đó, anh còn 9K. The next trade anh bỏ vào chỉ 900 thui (10% rule). Thua nữa? The next trade sẽ là 810/trade. Cứ thế mà anh tuột dần. Dĩ nhiên khi anh đụng hàng 10's thì brokerage house 1) kêu anh bỏ thêm tiền vào or 2) kêu anh đi chỗ khác chơi.   

     Ngược lại, nếu anh thắng thì ĐỪNG BAO GIỜ tăng số phần trăm ấy lên. Cứ để 10% mà trade mải. Anh sẽ thấy số tiền ấy tăng kinh khiếp nếu anh trade đúng và có kiên nhẩn để follow cái rule này. Thường thường người ta cháy túi trong trading vì 1) overtrade or 2) overleverage or 3) both. Cách trade bên trên giảm đi mức độ leverage của anh, và vì đó anh tăng sát xuất sống còn. Hầu hết người ta thua trong trading đều phạm 1 lỗi như nhau: OVERTRADE. Yup...anh nhìn mấy chú newbies rất dể biết. Họ ngồi không yên. Lúc nào cũng như con lật đật. Đó là dấu hiệu cho anh biết rằng, họ vào market để kiếm một EXCITEMENT, chứ không phải là kiếm tiền. Chiều thứ 6 thay vì cảm thấy nhẹ nhàng thì mấy chú newbies buồn xo. Họ nôn nao đến chiều chủ nhật lém....... Hỏi tại sao sung dzử vậy? Họ trả lời là cần make $$$$. Rất ít ai thấy rằng mình đang đi kiếm cảm giác mạnh trong trading. Nếu anh không tin những điều tôi vừa nói thì cứ đợi vào chiều thứ 6 anh sẽ thấy dân cá football ở Mỹ xôn xao lém. Nếu ở VN thì chắc cá độ đá banh. Either way, anh xem kỹ điệu bộ và cái hứng thú khi con bạc đặt tiền xuống để cá. Anh nhìn cái đó và so sánh lại hành động overtrade của 1 newbies để xem có sự khác biệt không? Nếu không thì anh đã thấy được 1 lỗi lầm rất lớn và đầu tiên mà người mới trade thường vấp phải. Đó là tại sao tôi nói trading is a mind game. Vì nếu anh kiểm soát được tình cảm xong thì mấy cái T/A còn lại chỉ là đồ bỏ. Rất nhiều người bỏ ra vài năm mà học cũng chưa xong chiêu này đấy. Heck...có người bỏ ra suốt đời cũng không qua khỏi cái cửa ai overtrade này đây.  

Huyền Thoại Warren Buffet

Cách đây ít hôm, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett kỷ niệm sinh nhật lần thứ 82. Đã quá giàu có và nổi tiếng nhưng Buffett luôn mang phong thái của một con người bình dị, dễ gần.


Nhiều phát biểu của Buffett đã trở thành “kim chỉ nam” cho nhiều nhà đầu tư khắp thế giới. Đó là những triết lý sâu sắc được thể hiện qua những ngôn từ bình dân như chính con người ông.

Như một lời chúc mừng sinh nhật tới tỷ phú Buffett, trang Business Insider điểm lại một số câu nói nổi tiếng của ông, trích từ các lá thư gửi cổ đông, các cuộc phỏng vấn, bài viết trên tạp chí…

Trước hết, hai nguyên tắc quan trọng nhất đối với Buffett là: “Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1”.

Hẳn nhiều nhà đầu tư đã thuộc lòng câu nói “Hãy tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Câu này được trích từ lá thư gửi cổ đông của Buffett vào năm 2004. Trong lá thư này, Buffett viết: “Các nhà đầu tư nên ghi nhớ rằng, sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”.

Trước đó 4 năm, trong lá thư gửi cổ đông của năm 2000, Buffett khuyên các nhà đầu tư nên thận trọng khi việc đầu tư chuyển thành đầu cơ. Ông đã đưa ra sự so sánh tài tình giữa chuyện đầu tư và câu chuyện cổ tích về nàng Lọ Lem: “Ranh giới không bao giờ sáng sủa và rõ ràng giữa đầu tư và đầu cơ càng trở nên mờ nhạt khi các nhà tham gia thị trường gần đây hưởng chiến thắng. Chẳng có gì che mờ lẽ phải như những khoản tiền khổng lồ không phải cố gắng nhiều mà có.

Một khi đã kiếm tiền dễ như thế, những người nhạy cảm vào những lúc bình thường sẽ rơi vào cách hành xử giống như nàng Lọ Lem ở phòng khiêu vũ. Họ biết rằng, ở lại quá lâu trong đêm hội - một việc cũng giống như việc tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phiếu quá lớn so với mức lợi nhuận mà những công ty đó có thể đạt được trong tương lai - rốt cục sẽ chỉ đem đến quả bí ngô và những chú chuột. Tuy nhiên, họ vẫn không muốn bỏ lỡ một phút nào của buổi tiệc đó.

Vì thế, tất cả những người tham gia cả tin đều có kế hoạch rời bỏ buổi tiệc chỉ vài giây trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm. Nhưng lại có một vấn đề ở đây, là họ đang khiêu vũ trong một căn phòng mà những chiếc đồng hồ ở đó không có kim”.

Buffett cho rằng, một công ty quan trọng hơn giá của công ty đó. “Sẽ là khôn ngoan hơn nhiều nếu mua được một công ty tuyệt vời với mức giá vừa phải, hơn là mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời”, ông viết trong lá thư gửi cổ đông vào năm 1989.

Buffett có lần nói hài hước về những lời khuyên ở Phố Wall rằng: “Phố Wall là nơi duy nhất mà những người đi xe Rolls-Royce xin lời khuyên từ những người đi tàu điện ngầm”.

Buffett cũng phân biệt rõ giữa giá và giá trị của các mặt hàng. Lá thư gửi cổ đông năm 2008 có viết rằng: “Cách đây đã lâu, Ben Graham dạy tôi rằng: ‘Giá là số tiền mà bạn trả; giá trị là thứ mà bạn nhận được’. Cho dù chúng ta có đang nói về tất chân (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi vẫn muốn mua hàng hóa có chất lượng khi chúng giảm giá”.

Khi nói về tư chất của một nhà đầu tư giỏi, Buffett cho rằng, một nhà đầu tư giỏi không nhất thiết phải là một thiên tài. “Bạn không cần phải là một nhà khoa học tên lửa. Đầu tư không phải là một trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130”, ông nói trên trang MSNBC.

Lá thư gửi cổ đông vào năm 2005 của Buffett có nhắc đến nhà bác học người Anh Isaac Newton, người phát minh ra các định luật về chuyển động. “Ngài Isaac Newton đã đem đến cho chúng ta 3 định luật về chuyển động - sản phẩm của thiên tài. Nhưng tài năng thiên bẩm của ngài Isaac không nằm ở lĩnh vực đầu tư. Ngài ấy đã lỗ nặng khi đầu tư vào cổ phiếu của hãng vận tải South Sea và về sau, ngài ấy đã lý giải về thua lỗ này rằng: ‘Tôi có thể tính toán được chuyển động của các ngôi sao, nhưng không lường được sự điên rồ của con người’. Nếu không bị tổn thương bởi lần thua lỗ này, ngài Isaac rất có thể đã nghĩ ra định luật chuyển động thứ tư: Đối với các nhà đầu tư nói chung, lợi nhuận giảm khi chuyển động tăng”.

Với quan điểm rằng, những điều tồi tệ không hiện rõ ở những thời điểm tốt, Buffett nói trong lá thư gửi cổ đông năm 2001: “Xét cho cùng, chỉ đến khi thủy triều hạ thì bạn mới có thể phát hiện ra ai đi bơi mà không mặc đồ bơi”.

Khi nói về thời gian nắm giữ một tài sản, Buffett cho rằng: “Khi chúng tôi sở hữu cổ phần trong những doanh nghiệp xuất sắc với một bộ máy quản lý xuất sắc, thì thời gian mà chúng tôi muốn nắm giữ cổ phần đó là mãi mãi” - trích lá thư gửi cổ đông năm 1988.

Buffett cũng có quan điểm cho rằng, không phải cứ thay đổi là tốt, mà chính sự ít thay đổi mới là tốt. “Hướng đi của chúng tôi là tìm lợi nhuận từ sự thiếu thay đổi, thay vì từ sự thay đổi. Trường hợp kẹo cao su Wrigley chính là sự thiếu thay đổi hấp dẫn tôi. Tôi không cho là loại kẹo này sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Internet. Đó là loại hình kinh doanh mà tôi thích”, ông nói trên tờ Business Week vào năm 1999.

Cũng trên tờ tạp chí này vào năm 1999, Buffett còn có một câu nói nổi tiếng khác về thời điểm tốt nhất để mua một công ty. Ông nói: “Điều tốt đẹp nhất đến với chúng tôi khi một công ty tuyệt vời gặp rắc rối tạm thời… Chúng tôi muốn mua những công ty như thế khi chúng ở trên bàn phẫu thuật”.

Và nhà đầu tư huyền thoại tin tưởng rằng, thị trường chứng khoán luôn vượt qua được các cuộc khủng hoảng. “Trong dài hạn, tin tức từ thị trường chứng khoán sẽ là tin tốt. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc xung đột quân sự tốn kém; Đại suy thoái, hàng tá các cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa; dịch cúm; và vụ từ chức của một vị tổng thống. Nhưng chỉ số Dow vẫn tăng từ 66 điểm lên 11.497 điểm”.

Còn có một câu nói của Buffett trên tờ Forbes mà trang Business Insider cho biết là vẫn chưa hiểu nổi ý tứ: “Tôi là một nhà đầu tư giỏi hơn vì tôi là một doanh nhân, và là một doanh nhân giỏi hơn vì tôi không phải là nhà đầu tư”.

Kinh Nghiệm Chứng Khoán Thực Chiến Vietcurrency 4

(*) Theo lời nhận xét của một bác trên đây về việc các diễn đàn khác đang bàn thảo về H&S formation trong VN market, tôi không rỏ mấy bác ấy nhìn cái nào. Nhưng mà nếu cái formation hiện tại mà người ta đang bàn tán là một cái hình có cái "đầu" thật bự. Sau đó là hai cái "nhỏ" xíu hai bên thì đó không phải là một head & shoulder. Chú nào mà nhìn cái đó ra H&S thì nên kiếm bác sĩ mà khám mắt hay là nên kiếm sách mà đọc thêm. H&S rất dể nhận diện. Vì đó là một loại formation mà người ta gọi là SYMMETRICAL FORMATION. Symmetrical hay Symmetry có nghĩa là CÂN BẰNG. Cân bằng ở đây có nghĩa là hai vai luôn bằng nhau. Cái "đầu" trong H&S không có bự như thế đâu.. Thông thường cái "đầu" chỉ cao hơn hai cái vai chút thôi. Chứ không phải cái đầu như là cái núi bành ky. Rồi hai cái vai tí tẹo dzị đâu. Khi người ta gọi nó là Head & Shoulder formation thì người ta đã có dụng ý rồi. Gọi là H&S thì nhìn phải giống H&S chứ. Bác nào có thấy ai mà có cái đầu bự như thế không?
Formation bèo như thế mà thằng Q nào nhìn thành H&S thiệt là hết ý kiến.

Trong TA, V-formation là một formation có rất nhiều sát xuất để retest. Lý do là vì khi giá đang tạo nên sườn trái của formation thì đó là lúc fundamentals của market đang trong tình trạng cực kỳ hổn loạn. Vì hổn loạn cho nên giá được rơi tự do. Bên sườn phải của formation tượng trưng cho hy vọng. Người ta thường nói: it takes a 3-month bull market to make up for 1-month of bear market. Có nghĩa là cần 3 tháng của bull market để gở lại những gì đã thua trong 1 tháng của bear. Ratio là 3:1. Cho nên V-formation thường rất dể retest. Hiện tình hôm nay của US market cũng không ra khỏi quy luật này. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là WHEN. Khi nào là retesting sẽ xảy ra. Cách đây khoảng hai tuần, khi formation còn đang trong giai đoạn phát triển thì lúc ấy nó có cái dạng INVERTED HEAD & SHOULDER formation. Lúc ấy tôi cũng có nói rằng market đã bỏ ra khoảng hai tuần để tạo nên cái vai trái thì nó cũng cần khoảng thời gian ấy (*) để tạo nên vai phải. Hôm nay là khoảng thời gian ấy đã xong. Nghĩa là cái vai phải của nó đã hoàn thành trên phương diện thời gian. Giá vì thế sẽ break out/down để formation complete. Nhìn trên chart, qua các chỉ số momentum, thì sát xuất của một breaking out/down rất cao. Có thể sẽ là trong tuần tới đây. Tuần tới the FED sẽ họp. Kỳ họp này chắc cũng không có gì để làm, ngoài việc xác định lại sự ổn định của thị trường qua các chương trình của the FED. Kinh tế Mỹ còn quá yếu để the FED có thể làm gì trên phương diện phân lời. Phân lời hiện tại thì coi như không thể đi xuống thêm được nữa. Quantitative Easing là the name of the new game. Nhưng quantitative easing cũng cần thời gian để mang ảnh hưởng đến kinh tế.

Tuy nhiên, đó là chuyện đã qua. Chuyện sắp tới người ta đang lo về cái stress test. Hôm thứ 6, cái gọi là preliminary stress test result thật ra đó là ngày mà chính phủ kêu từng công ty vào để nói chuyện. Họ thông báo cho các công ty đó biết kết quả của cái test mà họ run. Có công ty pass; có công ty không. Công ty nào pass và fail thì hiện giờ chỉ có họ biết. Sau ngày 4 tháng 5 thì Wall Street sẽ biết. Nếu correction có xảy ra thì tôi nghĩ đó sẽ là thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là CÓ correction HAY KHÔNG, mà là correction đó sẽ là bao nhiêu. Các market index trong thời gian qua, đặt biệt là chỉ sô SP đã retrace hầu hết số điểm mà nó đã rớt bắt đầu từ một SWINGING HIGH của tháng 2, vừa qua. Chỉ số Dow thì chưa. Nhưng trên thực tế, chỉ sô DJIA không chính xác bằng SP 500. Dựa theo chỉ số này thì cường lực của market khá mạnh. Nhưng trong TA cũng có một giải thuyết khá chính xác. Đó là trong bear market, counter-trend rally thường rất nhanh (duration) và rất mạnh. Nhìn trong khoảng thời gian vừa qua thì cả cường lực của giá và khoảng thời gian đều rất phù hợp với định nghĩa này.

Ngược lại trong nguyên lý của Fibonnacci thì nếu cái counter-trend move này chỉ là một bear market rebound thì giá sẽ dừng lại ở các mốc như: 38, 50, 62, hay quá lắm là 76. Chỉ số Dow Jones hiện thời thì đang nằm ngay lằn ranh 62%. Nhưng SP thì đã đi lên đến 100%. Theo thiển ý của tôi thì sức mạnh của market hiện thời nên được xem qua chỉ sô SP nhiều hơn. Nói như thế không có nghĩa là market sẽ không correct, nhưng đấy có nghĩa là khi correction xảy ra nó thường rất cạn và rất nhanh. Ngoài ra, nếu nhìn cường lực của cái up leg này thì ai cũng không khỏi ngạc nhiên. Gann đã phán một câu rất lịch sử khi ông ta kết hợp hai trục TIME & PRICE qua phương thức SQUARING. Đó là cái cường lực của cái up leg đầu tiên luôn là một ám chỉ cho những gì về cái new trend sắp tới. Có nghĩa là nhìn cường độ của cái up leg này người ta có thể suy tính ra cái new trend sắp tới như thế nào. Có nghĩa là nó sẽ mạnh bao nhiêu. Tôi không hiểu Gann đến mức có thể nhìn cường lực hiện tại đến đoán trend trong tương lai là bao xa, nhưng tôi chỉ biết một điều nếu cường lực hiện tại ám chỉ rằng market còn lên nữa trong tương lai, và cho dù một correction đang đứng chận đường, thì going long dầu sao cũng khá hơn going short. Market, cho dù trong giai đoạn correction đi nữa, vẫn luôn có chỗ trốn trong các sector. Và hiện tại tech sector là nơi trốn kín nhất. Financial sector sẽ là chỗ nên tránh trong cái correction này.

Kinh Nghiệm Chứng Khoán Thực Chiến Vietcurrency 3

Họ là những elephant của thị truờng thì dỉ nhiên là anh phải đi theo chứ . Điều mà anh nên biết là trading bản chất của nó rất HÈN . Hèn có nghĩa là nó không có trung thành với stocks nào cả . Hôm nay nó là the Best Stocks; hôm sau nó là the worst stocks thôi . Một nguời nào đó trong lịch sử đã phán rằng một câu đại để rằng: Không có bad stocks, chỉ có stocks w/ bad prices. Thành ra, sector rotation là một phuơng pháp dò tìm stocks w/ good prices, không phải là good stocks . Những nguời sống về nghề đầu cơ, không bao giờ hiểu công ty nào mình mua bán . Họ chỉ biết STOCKS thôi. Stocks và công ty là hai vật hoàn toàn khác biệt . Stocks là kết quả của một khái niệm trong đầu nguời . Vì là khái niệm nên giá cả của nó rất dể thay đổi . Công ty thì khác . Đó là một vật có thể đo đuợc bằng một con số, đo đuợc bằng số tiền công ty đang có trong banks và nhiều thứ khác . Giá trị của công ty RẤT ÍT KHI thay đổi, một sự kiện rất khác với stocks . 

     Và cũng xin nói thêm là bài học này chị sẽ không học một lần đâu. Chị còn học "kiểu đọc trật chart" này hoài cho đến khi chị nhớ đến nổi đau khi thấy formation kiểu này một lần nữa. Lúc đó chị sẽ nhớ, và chị sẽ tránh. Nhưng đường vào Wall Street không đơn giản thế đâu. Sau khi chị nhớ, chị tránh thì market lại làm một cách khác nữa. Nó làm như là nó thật sự muốn gạt chị, chế giểu chị vậy đó. Nhiều lần lắm. Cho đến một mai chị tự nhiên bình tỉnh khi thấy nó và chị trade nó từ từ, biết đợi cho signal develop và biết lúc nào để xuống tay v...v....Thì lúc đó chị mới thật sự hiểu TA. Chứ còn bây giờ chị và một phần lớn các bạn trong đây chỉ học và PHẢN ỨNG theo TA, chị và các bạn chưa biết đợi signal develop, đợi lúc market thuận tiện nhất để ra tay. Đó là giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là đi kiếm một LÝ DO mà market lên xuống. Tôi đã có nói tại đây nhiều lần về sự kiện lên xuống của giá cả. Giá không bao giờ trade trong một vacuum--một khoảng trốn không lý do. Giá lên xuống phải có lý do. Và nhiều khi lý do đó không nằm trong market mình trade. Nó nằm đâu xa lắm. Nhưng nếu biết nhìn ra nó thì chị sẽ thấy một sợi dây liên lạc khá mật thiết và rất logical. 

 Nu anh đầu tư tại thị trường Mỹ thì anh có thể shadow trade theo mấy chú mutual fund. Thông thường thì một mutual fund giữ stocks hơn một năm để tránh INCOME TAX (một loại thuế đánh khá cao). Mỗi quarter (tam cá nguyệt) thì họ phải thông báo cho người đầu tư trong fund biết là họ mua bán cái gì. Anh có thể dựa theo cái đó mà mua bán. Đó là cách thứ nhất. Cách thứ hai là anh có thể xài các chỉ số TA, chẳng hạn như A/D line (advance/decline line) để tìm ra các stocks đó. Trong TA có môn học gọi là BREADTH INDEX. Tuy rằng phần lớn các chỉ số này xài cho market nói chung, nhưng có một số nhỏ có thể áp dụng được cho stocks. Theo tôi thì tôi xài mấy cái đó để dò la. Mấy chỉ số này các chú speculators ít xài lắm. Đơn giản là vì nó rất buồn ngủ. Anh không thể day trading bằng cách xài mấy chỉ số này. Cho nên trong túi vũ khí của mấy chú day traders thường thường không có. Nhưng nếu anh có kiên nhẫn để áp dụng nó và ngồi chờ thời như Khương Tử Nha đi câu cá thì, nếu trúng, anh sẽ trúng rất to. Tại vì các chỉ số này cho phép anh nhảy vào thị trường ngay lúc đầu. Thành ra, anh thường ăn nguyên con thay vì chỉ ăn SAU khi có signal.  

Kinh Nghiệm Chứng Khoán Vietcurrency 2

Trong trading anh phải hiểu concept gọi là ĐIỂM & DIỆN. Tôi có nói về concept này ở đây rùi. Điểm là sự kiện THẬT nhưng rất ít người thấy or hiểu. Diện là những gì anh thấy hằng ngày trên news, nhưng chỉ là phụ thui. Cặp tiền EURUSD hiện tại là diện trong toàn financial market đóa. Điểm là the bank stocks. Anh phải hiểu nó thì anh mới dám trade. Bằng không thì nên stay out & wait for calmer water. USD rớt vì như tin của anh nói phía trên, nhưng USD đáng lẽ không rớt nhiều và mạnh như thế. Tuy nhiên, nó rớt nhiều là vì trong thời gian sau khi EURUSD đụng 1.20 và bounce lên lại thì người ta short cover nó rồi. “Người ta” ở đây là dân speculators (a.k.a hedge funds). Bởi thế khi có 1 tí good news ra là nó pop kinh luôn. Đó cũng là dấu hiệu cho anh biết where the really speculative $$$ in FX market, và đó cũng là nơi anh nên vác cần câu mà săn. Trong khi đó thì mấy chú EUR/xxx khác thì lại không tăng nhiều.
Riêng về US equity market hôm nay, Q2 earnings vẫn là đề tài chính. Chỉ số SP 500 broke 1040 ngày hôm qua. Hôm nay nó đi thêm 15 pst (as of this writing), nhưng trừ khi nào nó đụng 1000 thì anh mới dám xem là 1040 thật sự là đứt bóng. Giá là 1 vật 2 chiều. (Price is a 2 dimensional space). Anh phải có thời gian và giá mới chính xác. Thành ra, nếu nói là US equity đứt bóng chỉ dựa vào giá gãy 1040 của ngày hôm qua mà nhảy vào trade thì rất dể bị whipsaw. Với market hiện tại (-140 pts) thì đó là cái giá nó đã trả cho a BAD NFP của ngày mai rùi. Nói cách khác rằng US equity market đang discount a bad NFP for tomorrow.

Thật ra, đó là lỗi của tôi vì tôi nói hơn nhanh và không rỏ ràng. Nếu anh đọc thêm một line phía trên nữa thì anh sẽ thấy cái ý chính của tôi. Tôi đang nói về cross trade. Tôi kiếm divergence không phải từ các indicators mà các anh thường xài. Tôi kiếm divergence của các pairs với nhau. Thí dụ như đồng US $ và các đồng khác. Khi kiếm được rồi thì lúc đó tôi mới nghĩ đến cách ra vô trong cặp tiền mà mình muốn trade. Tôi cho anh một thí dụ. Anh cũng biết là trên currency có 4 cặp tiền chính. Đó là lối suy luận bình thường mà ai cũng biết. Ngoài ra, nếu anh nhìn kỷ thì anh sẽ thấy rằng các cặp tiền trên thế giới phần lớn đều trade against hai đồng tiền: US$ & JPY. Ngược lại, US$ cũng trade against JPY. Anh lấy cặp này (USD/JPY) ra làm chuẩn vì đó cũng như là cây thước để đo các cặp kia. Như thế này nhé. Một ngày đẹp Trời nào đó, US$ tự nhiên tăng mạnh so với đồng JPY. Sự kiện US tăng này mang hai ý nghĩa.
     Thứ nhất, US tăng có phải vì $ mạnh, hay là vì JPY yếu? Một cặp tiền lên xuống không phải vì nó mạnh, mà có thể vì đồng kia yếu. Anh phải biết tách rời sự kiện này ra thì anh mới nghiêng phần thắng về mình. Tại vì khi anh tách rời được sự kiện này ra thì lúc đó anh sẽ ghìm súng vào cặp tiền chính trong 4 cặp tiền còn lại để biết đâu là đầu mối của sự yếu này. USD/JPY mạnh có thể vì cặp EUR/USD đang yếu cho nên traders đang cross trade để lock in profit. Trong stock market người ta gọi là ARBITRAGE.   Nếu $ mạnh trong cặp tiền $/JPY, và sau khi anh xem xét các cặp tiền còn lại anh biết rằng nó mạnh vì GBP đang rớt chứ không phải nó mạnh vì JPY đang yếu. Có nghĩa là người ta đang mua $ vì GBP rớt. Lúc đó anh nhìn qua cặp EUR/JPY để kiếm đường short EUR. Tại vì lúc đó JPY cũng yếu luôn. Cái yếu này sẽ rất tạm thời. Cho nên nếu muốn kiếm chừng 15- 20 pips tiền đường thì anh đợi đợt selling trong GBP tăng đến tột độ thì nhảy vào bottom fish đồng JPY bên cặp Eur/JPY. Đó là cái mà tôi gọi divergence phía trên, chứ không phải divergence trong mấy cái indicators và giá. Còn mấy cái phút mà tôi nói là cách thứ xem cross trade timing để ra vào.  
    Đây là chỉ số gồm các công ty tượng trưng cho lãnh vực của người tiêu thụ. Thí dụ, như là đồ ăn, các vật dụng xài hàng ngày trong cuộc sống. Các loại công ty này không bị ảnh hưởng nhiều với sự lên xuống của kinh tế. Điển hình của loại công ty thuộc kỷ nghệ này là đồ ăn em bé. Bạn có thể không có tiền mua một món đồ xa xỉ phẩm khi kinh tế suy thoái, nhưng bạn vẫn phải bỏ tiền ra mua sửa cho con. Vì thế trong mọi tình cảnh của kinh tế, các công ty loại này thường không giao động nhiều. Đó là điểm tốt của nó. Điểm xấu của nó là khi kinh tế phát triển mạnh, nó cũng không đi đâu. Lý do là bạn giàu thì bạn cũng ăn ngày ba bữa. Muốn ăn thêm cũng không được bao nhiêu. Công ty thuộc kỹ nghệ này sẽ khó tăng lợi nhuận cho dù bạn có giàu hơn nữa.  
     VNI lên 26 điểm hôm thứ hai, rớt lại 11 pts hôm thứ 3 và 13 pts hôm thứ 4. Như thế có nghĩa nó đã rớt hết lại số điểm đã lên của thứ 2. Đó có nghĩa là một reversal của giá. Hơn thế nữa, selling và buying thường phải có hiện tượng gọi là FOLLOW-THROUGH. Follow through có nghĩa là nếu thị trường rớt một ngày thì đó chỉ là chuyện ngẫu nhiên, không tính. Nhưng nếu nó rớt thêm một ngày sau đó thì nên coi chừng. Nếu thêm luôn một ngày thứ 3 nữa thì đó là một hiện tượng mà người ta biết selling có momentum phía sau, hay nói theo kiểu traders là selling has legs. Đó thường là selling sẽ tiếp tục. Khởi đầu đi từ điểm 900 support của đầu tháng cho đến nay, VNI đã có một cái rebound khá mạnh. Có thể nói là mạnh hơn dự đoán lúc ban dầu nhiều. Lúc đầu tôi nghĩa là chừng 1000-1030 là cao. Nhưng nó đi xa thêm hơn 30 điểm nữa. Nếu nhìn lên chart, các bạn sẽ thấy các điểm mà chúng ta đã từng bàn thảo tại đây đều là các điểm support và thị trường có thể dừng chân. Nhìn xa thêm tí nữa ở chart phía dưới. Hai lực buying và selling hiện đang ngang nhau (+DI/-DI). Hai chỉ số đó sắp đan vào nhau--một hiện tượng trend sắp đổi chiều và kỳ này có thể đổi chiều đi lên nếu +DI chỉ chạm -DI và bung lên lại. 
    Trong market hiện tại thì cái này rất có thể. Tuy nhiên, MACD vẫn còn nằm dưới lằn ranh zero. Đó là một bearish sign cho thị trường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu market sẽ dừng lại để lấy sức. Tại vì trong 100 lần mà tôi thấy dấu hiệu này của MACD là 99 lần market luôn dừng chân. Đây là cửa ngỏ sinh tử để chuyển mình từ một market này sang một market khác. Trong trường hợp này là từ một down trend market sang một up trend market. Và các chú bears của thị trường không dể để lằn MACD xuyên qua zero line một cách dể dàng đâu. Thường thì sau khi nó rebound và khi nó về gần lại lằn zero line thì nó lại dip xuống một chút. Song song với cái dip của MACD là giá pullback. Tuy nhiên, nếu đây chỉ là một pullback thì MACD sẽ set a HIGHER LOW so với điểm low lúc trước @900 và từ đó lên lại. 
    Lần này nó sẽ cắt qua lằn zero line luôn. Lúc đó market sẽ rebound khá mạnh. Hiện tượng đó khi nào xảy ra thì không biết được, nhưng khi nó xảy ra thì lúc đó giai đoạn pullback này sẽ kết thúc. Với hiện tượng của 3 hôm nay kể từ đầu tuần thì market đang có dấu hiệu pullback nhiều hơn là một dấu hiệu tiếp tục đi lên.   15/5 Lý do gọi là reversal vì số điểm của hai ngày rớt vừa qua đã đủ để xóa đi số điểm lên hôm thứ Hai. VNI hôm nay rebound lại được 18 pts. Điểm đáng lưu ý hiện tại là thị trường càng ngày càng trở nên volatile. Tốc độ càng ngày càng tăng. Increasing Volatility thường mang hai nghĩa: Top or Bottom đang thành hình. Thí dụ là bottom đang thành hình thì sau này khi nó break out khỏi cái trading range hiện tại thì nó sẽ về lại điểm all-time high rất nhanh. Với giá hiện thời thì nếu break out có xảy ra thì 1170 có thể về trong nháy mắt. Ngược lại, nếu đây là một điểm top thì khi break down nó sẽ về lại 950 cũng rất nhanh. Nói chung rằng khi volatility tăng, nó nói lên sự giàng co của hai lực mua bán trong market. Khi một trong hai lực đó thắng thì market đi thật nhanh theo lực thắng vì lúc đó số người đứng bên kia đối diện với lực thắng họ chuyển luôn qua bên này, làm cho market chạy thật nhanh theo hướng của lực thắng. Nếu bạn đã có mặt trong market hiện thời thì nên giữ. Nếu chưa thì khoan nhảy vô. Lý do là bạn không biết ai sẽ thắng trong cuộc tranh chấp này. Bạn muốn thấy một clear winner trước khi bỏ tiền vào.

Đánh giá sàn PrimeXBT mới nhất 2020 | Prime XBT Review

  Tổng quan sàn và thông tin pháp lý Prime XBT  (www. primexbt.com )là một sàn giao dịch tiền điện tử đến từ Seychelles, ra mắt thị trường t...